ĐỜI LÀ BỂ KHỔ


Hãy luôn sống tử tế
    
Cách đây hơn 2600 năm, Thái tử Tất Đạt Đa trong những lần ra ngoài kinh thành dạo chơi, đã chứng kiến cảnh những người già yếu, bệnh tật, chết chóc. Ông cho rằng đó là cái khổ của con người. Với mong muốn tìm ra con đường giải thoát khỏi những khổ đau đó, vào một đêm trăng, thái tử đã từ bõ cung điện nguy nga, từ bỏ người vợ xinh đẹp và đứa con yêu của mình để đi tìm con đường đắc đạo, để có thể cứu vớt chúng sinh khi Ngài 29 tuổi. Trải qua 6 năm gian khổ, tu luyện, chịu đựng biết bao khổ cực cuối cùng người cũng tìm ra được chân lý của Khổ và phương pháp giải thoát cho con người thoát khỏi khổ đau, đó là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Và từ đó Tất Đạt Đa trở thành người sáng lập ra một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới - đạo Phật, và trở thành tổ sư của đạo Phật với tên gọi thân thuộc mà chúng ta vẫn thường gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni
-        Tại sao tôi lại đem câu chuyện của Phật để nói ở đây? Bởi vì chúng ta cũng đang ở trong bể khổ đó thôi, nhưng chúng ta có gì khác?
-         Khi còn là thái tử, được sống trong cung vàng điện ngọc, sống sung sướng nhưng khi nhìn thấy dân chúng của mình khổ đau, thái tử đã phải thốt lên rằng "đời là bể khổ". Sinh lão bệnh tử là quy luật mà không ai có thể tránh khỏi, dù là người giàu hay nghèo, sang hay hèn thì củng phải trải qua mà thôi. Vì vậy trong quá trình tu luyện để đạt tới cảnh giới cao nhất, Phật đã luôn suy nghĩ về nỗi khổ và phải tìm cách diệt nó để con người sống thanh thản, không phải u sầu. Tứ diệu đế chỉ ra căn nguyên của nổi khổ còn bát chánh đạo là 8 con đường để tiến tới sự thanh tịnh và giải thoát mình khỏi nỗi khổ.
-         Ngày nay, trong thế kỷ 21 con người đang sống, vẫn có không ít người đôi lúc (có lẽ không cố ý) cũng thốt lên rằng "đời là bể khổ", như một lời trách móc cuộc đời, như một lời cảm thán, một cách buông xuôi trước những khó khăn thử thách của cuộc đời. Cũng không ít người nghĩ rằng "sống ở đời sao mà khó quá, thà chết đi còn hơn" và đáng buồn hơn những suy nghĩ đó lại thường rơi vào những người trẻ tuổi, những người đang ở độ tuổi sung mãn nhất, đầy sức sống nhất.
-         "Đời là bể khổ" cách đây hơn 2600 năm, Phật Thích ca đã  nói như vậy nhưng cũng chính người đã chỉ cho con người cách để diệt khổ. Còn bây giờ con người cũng nói như vậy trong khi họ đã có "lời giải" của nỗi khổ và cách diệt khổ rồi. Phải chăng con người thời nay khổ hơn con người của cách đây 2600 năm? Phải chăng căn bệnh khổ ngày nay đã di căn sang một giai đoạn khác, đã có những biến chứng vượt ra khỏi những nỗi khổ của triết lý nhà Phật?
-         Căn nguyên của nỗi khổ không khác đi mà có lẽ do người tiếp nhận nỗi khổ mà thôi. Hãy thử hình dung thế này: cuộc đời là một biển cả (biển khổ), chắc mọi người đều biết rằng biển chính là khởi nguyên của những cơn bão, những người đi biển sơ nhất là gặp phải bão. Trong con bão biển thì một chiếc thuyền dù to lớn đến đâu cũng trở nên mỏng manh trước sức mạnh và sức tàn phá của nó. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, những thủy thủ, những người đi biển là những người biết bơi và bơi rất giỏi, đó là kỹ năng đầu tiên mà những người đi biển bắt buộc phải có, đó là điều sống còn với họ. Thế nên, trong cơn bão họ có sợ hãi đấy, rất sợ là đằng khác nhưng họ vẫn luôn cố gắng vượt qua nếu như không thể tránh nó, và điều cuối cùng nếu chẳng may thuyền bị đắm, và họ may mắn không bị bão cuốn đi thì chính kỹ năng bơi lúc này có thể giúp học sống sót và nuôi hi vọng trở về đất liền.
-         Nói như vậy để chúng ta hình dung về cuộc đời của chính mình. Chúng ta đang sống trong bể đời và biển người đấy. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp những cơn bão, cơn lốc của cuộc đời, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Vậy thử hỏi chúng ta sẽ làm gì khi bão đến? Hứng chịu hay tránh bão đều tốt cả, và một điều chắc chắn là khi cơn bão đi qua bao giờ cũng để lại những thiệt hại nặng nề, quan trọng là bạn biết làm gì để khắc phục những hậu quả đó mà thôi. Kết quả của công cuộc tái thiết đó như thế nào là tùy thuộc vào chính bạn mà thôi.
-         Triết lý "đời là bể khổ" không phải là một lời than thở, trách móc cuộc đời mà một nhận định thực tế về cuộc sống. Phòng bao giờ cũng tốt hơn chống. Đừng để cơn bão đi qua rồi mới xây nhà kiên cố. Chấp nhận "đời là bể khổ" để tìm cho minh những phương pháp diệt khổ phù hợp với mình,.Chấp nhận "Đời là bể khổ" không phải là buông xuôi, đầu hàng cuộc đời mà là ta chấp nhận một điều mà ta biết rằng sẽ không thể thay đổi là ta vẫn sống giữa cuộc đời, vẫn phải căng buồm ra biển lớn mà thôi. “Bạn không thể điều khiển những gì xảy đến với mình, nhưng bạn có thể điều khiển thái độ đối với những gì xảy đến với mình và như vậy, bạn sẽ chi phối sự ngẫu nhiên hơn là để nó chi phối bạn” (Brian Tracy). Vậy nên hãy chuẩn bị những gì tốt nhất cho chuyến đi của mình.
-         Có lẽ vì biết “đời là bể khổ” nên con người đều tìm đến con đường diệt khổ theo cách riêng của mình, theo niềm tin của mình để tiến đến sự thanh thản trong tâm hồn, như lời Phật dạy là “vô ngã vô ưu” . Có phải vì cảm nhận cuộc sống không còn an lành mà ngày có nhiều người ăn chay, cầu nguyện? họ cũng chỉ mong tìm được sự bình yên cho mình, cho gia đình mà thôi
-         Hướng đến những điều tốt đẹp, một tương lai tương sáng hơn đó là điều ai cũng mong muốn, như con tàu ra khơi mong biển yên gió lặng, thuận buồm xuôi gió vậy.
-         Hãy yêu thương từ bây giờ, hãy tự rèn cho mình bản lĩnh can trường, dám tin vào chính mình, hãy là thuyền trưởng của con tàu cuộc đời mình, giương buồm tiến ra biển khổ cuộc đời để hướng tới những bến bờ mới.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Món quà xa xỉ

Bóc Phốt "Lòng Xào Dưa"