NHÀ LỚN LONG SƠN - một lần ghé thăm, vài dòng viết vội
Gọi là Nhà Lớn có lẽ vì ngôi nhà quá rộng, tuy nhiên đây là cả một quần thể kiến trúc gồm nhiều nhà ngang, có cả tầng gác được xây dựng ở thế tựa vào núi theo đúng quy luật của các kiến trúc thành lũy phong kiến. Nhà Lớn được xây dựng từ năm 1900 bởi Đức Ông. Theo lời người hướng dẫn là từ miệt sông nước miền tây về đây định cư lúc ở đây còn là một vùng hoang hóa
Với những người chỉ đi tham quan thông thường, có lẽ sẽ không quan tâm đến cách bố trí và nguồn gốc của ngôi nhà. Nhưng công trình này chứa đựng nhiều điều từ văn hóa và tôn giáo, tâm linh rất sâu sắc.
Theo lời của một vị cao niên dẫn chúng tôi đi thăm và giải thích cách bày biện trong tòa nhà thì Nhà Lớn thờ 100 họ ở VN, ngày cúng com và nước 2 lần, gọi là kỉnh (kỉnh cơm và kỉnh nước)
4/8/2017
Khi tham quan, khách sẽ thấy có những cái gối thêu hoa để trên những chiếc phản và tuyệt đối người tham quan không được ngồi lên, vị cao niên giải thích rằng ở đây thờ cả người có mặt và khuất mặt, có danh và vô danh nên những cái gối đó là tượng trưng cho những người vô danh, kho. Trong nhà ở mỗi gian hay khu vực thờ tự, điều có một nhóm 5-7 người đàn ông chuyên phụ trách lo kỉnh hàng ngày, bạn sẽ thấy họ ngồi thành từng nhóm, hút thuốc trò chuyện.
Tham quan quần thể khu di tích này, có một nơi khách không thể bỏ qua đó là nơi lưu giữ chiếc quách (quan tài) của Đức Ông (người sáng lập nên Nhà Lớn), theo lời người hướng dẫn kể lại, thì khi qua đời, Đức Ông có dặn rằng:
"Sống là đồng tịch, đồng sàng
Chết thì đồng quan, đồng áo"
Tức là thể hiện tinh thần cộng đồng, tính đồng bào ngay trong đạo của ông. Cũng theo lời cô, chiếc áo quan này mỗi năm có rất nhiều người đến mượn về để tổ chức hậu sự cho người nhà.
Một điểm đặc biệt khác làm cho khách tham quan có cảm giác như đang ở trong một bộ phim nào đó như Đất Phương Nam, không gian sống ở đây là không gian của miền Tây Nam Bộ những năm đầu thế kỷ 20. Tất cả những người ở đây đều mặc bà ba đen, để tóc dài búi củ tỏi, ở đây còn có kho lương thực cả 2000 dạ lúa mà hàng năm được chở từ vựa gạo miền tây về.
Những đặc trưng đó không chỉ là cách gìn giữ văn hóa nam bộ đặc trưng mà còn là quy ước của một trong những tôn giáo nội sinh ở nước ta đầu thế kỷ trước như Cao Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương...và Đức Ông chính là một người tu hành theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong những năm tháng loạn lạc đã bỏ xứ đến vùng đất Long Sơn này để lập ấp sinh sống. Người dân ở đây gọi là đạo ông Trần - được xem như là một nhánh của Bửu Sơn Kỳ Hương. Gọi là đạo Ông Trần không phải do Đức Ông mang họ Trần mà là những người ở đây khi xây dựng nhà lớn đều ở trần nên người dân gọi mãi thành chết tên là Đạo Ông Trần. Trong bảng công nhận di tích văn hóa, lịch sử quốc gia cũng được ghi là Nhà Ông Trần, còn tên Nhà Lớn là do người dân gọi riết thành tên có lẽ là do quy mô của nó.
Hàng năm, Nhà Lớn đón hàng triệu lượt khách và đoàn tham quan, đặc biệt là khách từ miền Tây ghé thăm. Khách tham quan có thể ăn cơm tại đây với quy mô nhà ăn có thể phục vụ từ vài trăm đến cả ngàn người.
Nhận xét
Đăng nhận xét